Bàn về Hệ thống Quản lý Nhà nước

Hiến pháp nước ta quy định:

  • Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
  • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.

Điều 4 của Hiến pháp lại quy định: Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là điều mâu thuẫn trong Hiến pháp vì: (Xem tiếp)

Xây dựng Hiến pháp qua Internet

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP  TỰ DO  HẠNH PHÚC

oOOOo

                                                     Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2011

 

Kính gửi:   + Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam 

                         + Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước Việt Nam

                         + Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Nhân dịp Đảng và Nhà nước có chủ trương sửa đổi và bổ sung Hiến pháp, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:

Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật, là cơ sở cho mọi bộ luật khác. Hiến pháp cũng như các bộ luật khác là công khai đối với toàn dân.

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do vậy Hiến pháp phải phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội. Việc xây dựng (hay sửa đổi bổ sung) Hiến pháp cần thiết phải lấy ý kiến của nhân dân.

Hiện nay, có rất đông người Việt Namđang sử dụng internet và đa số những người dùng internet đều có trình độ hiểu biết cao. Vì vậy tôi đề nghị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tổ chức thu thập ý kiến đóng góp xây dựng Hiến pháp của nhân dân qua mạng internet. Cụ thể như sau:

  1. Ban hành một bản Dự thảo Hiến pháp mới, đăng công khai trên báo chí đồng thời phát động toàn dân tham gia xây dựng Hiến pháp.
  2. Lập một website riêng  về xây dựng Hiến pháp mới. Trong website này có dự thảo Hiến pháp được tổ chức theo từng chương, từng điều để người đọc có thể góp ý và bình luận tổng thể từng chương hay chi tiết về một điều luật nào đó.
  3. Các ý kiến góp ý hay phản biện theo tinh thần xây dựng được hiển thị công khai để mọi người cùng quan tâm theo dõi.
  4. Căn cứ vào những ý kiến đóng góp này cùng những ý kiến góp ý qua những kênh thông tin khác, Ủy ban Hiến pháp của Quốc hội có thể tổng hợp và trình Quốc hội thông qua Hiến pháp mới.

Sau khi Hiến pháp  được thông qua thì sẽ đến lượt các bộ luật phải điều chỉnh để phù hợp với Hiến pháp. Cho nên website này sẽ vẫn còn tác dụng để lấy ý kiến đóng góp cho những bộ luật khác.

Nếu tổ chức như vậy sẽ huy động được một lực lượng tri thức lớn tham gia vào việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật. Qua đó Đảng và Nhà nước cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những người luôn quan tâm đến sự phát triển đi lên của Đất nước.  Và quan trọng hơn cả là tăng cường công tác giáo dục ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của công dân.

Kính chúc Qúi vị dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành quả tốt trong công tác.

                                                                                          Nguyễn Hữu Hoàn

                                                        

 

Tự do tư tưởng

Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Thường thì những quan điểm đó trái với quan điểm của đa số tại thời điểm có ý kiến. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do ngôn luận.

Lịch sử đã chứng minh rằng tự do tư tưởng là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhiều triết gia, nhà khoa học kiên trì với tư tưởng tiến bộ của mình đã đưa xã hội bước tới văn minh. Họ đã không ngại đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ hiện hành để chứng minh cho chân lý và đặt nền tảng cho những giai đoạn phát triển mới của loài người.      

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều luồng tư tưởng, rất nhiều trào lưu chính trị, văn hóa nghệ thuật… chứng tỏ sự đa dạng của cuộc sống xã hội. Mỗi công dân tùy theo nhận thức và sở thích của mình có quyền lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ một hay nhiều luồng tư tưởng ấy.  

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, thế giới chia làm 2 phe chính là phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Hai phe đã cạnh tranh phát triển theo các tư tưởng của mình. Chủ nghĩa tư bản tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Chủ nghĩa xã hội thiết lập  một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.

Trong suốt thời gian dài, hệ thống truyền thông của phe xã hội chủ nghĩa luôn tuyên truyền cho sự ưu việt hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với tư bản chủ nghĩa. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cùng sự sát nhập của Đông Đức vào Tây Đức đã chứng minh một điều là  tuy ý tưởng của chủ nghĩa xã hội không phải là xấu, nhưng cách thức thực hiện, nghĩa là đi từ lời nói đến với việc làm là một khoảng cách xa vời.

Chế độ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ ưu việt vì nó đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong nội tại. Đảng cộng sản hô hào vì một xã hội dân chủ công bằng văn minh nhưng lại  dùng chế độ độc quyền chính trị để cai trị dân chúng. Đảng Cộng sản trong lời nói thì đề cao ý thức phê bình và tự phê bình nhưng trên thực tế luôn sợ bị chỉ trích và phê phán. Cho nên Đảng Cộng sản không có ý thức tôn trọng những tư tưởng khác.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ  1975 trở lại đây, chúng ta thấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản có nhiều vấn đề. Do kiên trì theo đường lối xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đi thụt lùi rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chế độ độc đảng cùng với cơ chế quản lý Nhà nước tập trung, không phân định rõ vai trò lập pháp, hành pháp và tư pháp là cơ hội béo bở cho lạm quyền và tham nhũng. Các nhân vật cấp càng cao thì mức độ tham nhũng càng trầm trọng. Vừa rồi là cựu Tổng giám đốc PMU18 bị 23 năm tù giam. Và hiện nay báo chí nước ngoài đưa tin cựu Thống đốc  Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ trong vụ in tiền polymer… Và nếu điều tra sâu rộng hơn những vụ án kiểu này thì liệu những nhân vật cấp cao hơn có dính líu đến không? Không thể chỉ đổ lỗi cho sự thiếu trong sạch của các quan chức phạm tội tham nhũng mà chúng ta phải nhìn nhận là chính cơ chế vận hành của Nhà nước đã đẻ ra tham nhũng và lạm quyền.

Về kinh tế, Nhà nước chủ trương lấy kinh tế quốc doanh là chủ đạo là một điều không hợp lý. Kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng vốn đầu tư rất lớn trong  nền kinh tế nhưng hiệu suất không cao và không tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân so với kinh tế tư nhân.

Về đường lối chính trị, chúng ta đang bị áp đặt phải “yêu chế độ xã hội chủ nghĩa”. Những người phát biểu quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội là lỗi thời, cần thay đổi theo một đường lối mới  thì bị kết tội là chống phá Nhà nước, bị bắt  giam và kết án tù.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí  đang bị hạn chế nghiêm trọng. Các cơ quan truyền thông hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chỉ đưa những thông tin phục vụ lợi ích của Đảng, thậm chí nhũng thông tin này nhiều lúc còn sai sự thật. Những ý kiến chỉ trích, bất đồng với tư tưởng của Đảng không được công khai trên báo chí.

Vì vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước đã vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền tự do tư tưởng và phát biểu các chính kiến của mình trước công chúng. Tại sao chúng ta không đặt mục đích xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh dựa vào sự phát triển đa dạng của xã hội thay vì áp đặt xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Để xã hội phát triển  hài hòa và cân đối, chúng ta phải xây dựng một xã hội có dân chủ thực sự, trong đó công dân được hưởng các quyền cơ bản ghi trong hiến pháp, trong đó có quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý Nhà nước….

Công dân phải có quyền lập các tổ chức chính trị của mình để thông qua đó bày tỏ quan điểm của mình. Các tổ chức chính trị phải được phép phát hành báo chí không chịu sự kiểm duyệt của Nhà nước. Tuy nhiên những tổ chức chính trị này phải hoạt động theo quy định của pháp luật, tôn trọng  các quyền của công dân và tôn trọng các tổ chức khác.

Các tổ chức chính trị có quyền tham gia vào công tác quản lý Nhà nước thông qua việc giới thiệu công dân tham gia ứng cử vào Quốc hội và các cơ quan dân cử khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các trường phái chính trị khác nhau, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh.

Với một cơ chế như vậy, các công chức Nhà nước sẽ tận tụy hơn với công việc để tạo uy tín với nhân dân và được hưởng thù lao xứng đáng. Các hành vi lạm quyền và tham nhũng sẽ khó tìm được đồng minh và  dễ dàng bị phát  hiện nhờ sự cảnh giác cao của dư luận.  

Những tư tưởng mới tiến bộ hơn sẽ có điều  kiện sinh sôi và phát triển trong một xã hội mà các quyền con người được đảm bảo và tôn trọng.

Vụ tiền polymer liên quan tình báo VN?

Báo Úc tiếp tục đưa tin về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chi tiết mới nói người môi giới Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh.

Tờ The Age tiếp tục loạt bài về cáo buộc tham nhũng liên quan các quan chức cao cấp ngành ngân hàng, trong đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, với bài mới ra hôm thứ Hai 04/07/2011 dưới tựa đề ‘Bê bối hối lộ vươn ra tới một đại tá tình báo’.

Xem tiếp

Một bước chuyển thật chăng?

(Suy nghĩ nhân một bài mới đăng trên báo Đảng)

 Hà Sĩ Phu

Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.

Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…, (ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung Quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung. 

NẾU (xin được nhấn mạnh chữ nếu) những lời này là nhận thức và quyết tâm thật sự của Đảng để biến thành hành động trong thời gian tới thì biết đâu đây chẳng là một tín hiệu đáng mừng về một sự chuyển đổi, cho thấy khả năng hồi sinh hiếm thấy của Đảng trong cuộc hồi sinh của Dân tộc, sẽ kết lại thành dinh lũy phòng thủ kiên cường khi Dân tộc đã đứng bên bờ vực. (Xem tiếp)

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi ông Đinh Thế Huynh

Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Thưa ông,

Tôi là LÊ HIẾU ĐẰNG, nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kỳ 1966-1967, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong 20 năm (từ 1989-2009), là đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IV và khóa V. Sở dĩ tôi giới thiệu hơi dài dòng với ông như vậy để ông thấy rằng là lá thư này gởi ông không phải là của một kẻ xấu, càng không phải là của một kẻ phản động như bộ máy tuyên truyền thường hay hô hoán, mà là của một người có đầy đủ tư cách để viết lá thư này cho ông. (Xem tiếp)

Thư gửi Quốc hội khóa 13

                             Kính gửi: Quốc hội Việt Nam.

Chúng tôi có một số câu hỏi gửi đến Quốc hội, kính momg Quốc hội trả lời cho đông đảo cử tri được rõ:

1. Tại sao không có ủy ban độc lập về phòng chống tham nhũng? Người đứng đầu Ủy ban Quốc gia phòng chống tham nhũng lại là Thủ tướng là người có nguy cơ tham nhũng cao nhất.

2. Tại sao vụ Vinashin thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng mà không ai bị xử lí kỷ luật thích đáng cả? Như vậy làm sao ngăn được những vụ việc khác làm thất thoát tài sản Nhà nước là mồ hôi nước mắt của Nhân dân?      (Xem tiếp)

Bão giá, vẫn xơi “rùa vàng” 85 triệu/con

Tác giả: Nguyễn Nga
(VEF.VN) – Tiết kiệm chi phí mới chỉ dừng ở việc hô khẩu hiệu, khi mà thói quen thể hiện mình vẫn quá lớn của doanh nhân thông qua những chiếc xe hơi đắt tiền sang trọng, những bữa “nhậu” hàng trăm triệu và hàng loạt chi phí phù phiếm khác.

Tại buổi cafe doanh nhân với chủ đề Doanh nhân thời “bão giá” do EduViet và Hội doanh nhân trẻ VN tổ chức mới đây, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp từ Hà Nội đã có cuộc chia sẻ tình hình, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thiết thực với một số nhà nghiên cứu.

Ước tính 30% doanh nghiệp đã phá sản

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chúng ta là nền kinh tế nhập siêu, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá là rủi ro, lãi suất, lạm phát cao. Đấy là đặc điểm xảy ra liên tiếp.

Trích dẫn câu nói của Nguyễn Trãi: “Họa phúc đều có nguyên nhân, nhưng không phải việc của một ngày”, ông Doanh cho rằng tình hình kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của sự tích tụ, kìm nén những khó khăn và các chính sách thiếu hiệu quả trong nhiều năm qua. Mặc dù chưa có số liệu chính thức nhưng vị chuyên gia viện dẫn thông tin từ ngành thuế cho thấy, từ đầu năm đến nay, ước có khoảng 30% doanh nghiệp phá sản trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. (Xem Tiếp)

Bác ơi

 

Bác ơi,
Nằm yên giấc Bác có thành
Hay còn trăn trở muôn vàn lo âu
Lo trước mắt, lo dài lâu
Đạo đức xuống cấp, dân đau bất bình
Lo Đảng biến chất, biến hình
Lo nạn bá chủ hòanh hành năm châu
Nhìn bao tệ nạn Bác đau
Giận phường  tham nhũng làm giàu bất lương
Buồn cho phép nước chưa nghiêm
Lo Đảng vẩn đục niềm tin xói mòn
.

Bác ơi,
Chúng con xin Bác niệm tình
Bốn mươi năm lẻ dân mình gắng công
Tuy còn nhiều nỗi đau lòng
Đã có những mặt lập công huy hòang
Non sông một dải khang trang
Bắc Nam sum họp con Rồng cháu Tiên
Làm cho thế giới ngạc nhiên
Việt Nam thắng cả cường quyền nứơc to
Giữ gìn độc lập tự do
Khoa học công nghệ  trên đà mở  mang
Dân sinh từng bước tiến lên
Phát huy đổi mới  trên đường văn minh.

Bác ơi,
Chúng con quyết chí lên đường
Ra tay quét sạch những phường hại dân
Củng cố sức mạnh niềm tin
Đưa ta vươn tới những tầm trời cao
Cho hôm nay cho ngày sau
Xã hội dân chủ được mau hình thành
Nước non giàu mạnh vững bền
Dân hưởng hạnh phúc, công bằng, âu ca
Làm cho nước Việt chúng ta
Xây thiên niên kỷ thứ ba đẹp đời
THIÊN NIÊN KỶ CỦA TÌNH NGƯỜI
Hết phường bá chủ sạch loài quan tham
Người người là bạn bốn phương
NHÂN TÂM, TRÍ TUỆ  ngát hương thắm màu
Tình người quyện cả Năm Châu
Thỏa lòng Bác đã bấy lâu trông chờ.

                                                             Nguyễn Thị Quế
                                                 (Cán bộ lão thành cách mạng)

Kinh tế xã hội Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Sau khi khảo sát tình hình kinh tế xã hội ở một số tỉnh và thành phố trong cả nước, kết hợp lí luận với các kinh nghiệm thực tế, chúng tôi xin vắn tắt trình bày một số đánh giá và kiến nghị giải pháp như sau:

Đ. CÁC ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN:

Đ1. Ý thức chấp hành luật pháp của người dân và các công chức hành pháp còn yếu kém.

Đ2. Các quy định của hệ thống pháp luật còn nhiều chỗ sơ hở, thậm chí mâu thuẫn.
Đ1+2 dẫn đến nạn trục lợi cá nhân và tham nhũng của nhiều công chức tha hóa.

Đ3. Nhiều chủ trương chính sách của Nhà nước còn chỉ dừng lại ở chỗ hô hào chung chung mà không có biện pháp thực hiện cụ thể và chi tiết.

Đ4. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thành phần chiếm 80% dân số Việt Nam còn ở mức thấp. Chúng ta chưa chú trọng phát triển cân đối chăn nuôi với trồng trọt nên khẩu phần thức ăn của dân Viết Nam chưa hợp lí: ít đạm nhiều bột.

Đ5. Sản xuất nông nghiệp đang ở trong tình trạng manh mún và tự phát, nông dân chưa học được các kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường. Bài toán “Cây gì + con gì + như thế nào” đang được giải bằng phương pháp bắt chước máy móc.

Đ6. Các nguồn tài nguyên quốc gia chưa được khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý. Trong đó đặc biệt chưa coi trọng việc tận dụng dòng chảy của các con sông vào giao thông vận tải du lịch và lãng phí nguồn tài nguyên dầu khí.

Đ7. Tình trạng coi bằng cấp quan trọng hơn năng lực đã và đang dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong quản lý Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đ8. Hệ thống quản lý Nhà nước quá cồng kềnh, quá phức tạp dẫn đến sự lãng phí lớn nguồn tài nguyên trí tuệ Quốc gia và tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành và phát triển ngày càng tinh vi hơn.

Đ9. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nắm trong tay phần lớn vốn đầu tư của nền kinh tế nhưng đa số hoạt động có hiệu quả thấp do trình độ yếu kém về quản lý và tinh thần trách nhiệm chưa cao của các cán bộ lãnh đạo.

G. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ:

GI. Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành kỷ cương phép nước trong nhân dân và trong đội ngũ công chức. Trừng phạt kiên quyết, đúng người đúng tội đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật.

G2. Rà soát và hòan chỉnh lại tòan bộ hệ thống pháp luật, trong đó bao gồm cả việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp, Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, Luật Bầu cử trực tiếp Chủ tịch nước, Luật Tổ chức Hệ thống Quản lý Nhà nước… để thể hiện được tính dân chủ thực sự trong việc lựa chọn những người đủ tài đức ra phục vụ nhân dân.

G3. Chính phủ phải có bộ máy linh họat và năng động sáng tạo hơn để đề ra những biện pháp cụ thể, chi tiết và đồng bộ để thực hiện đúng đắn và nhanh chóng các chính sách do Quốc hội đã thông qua.

G4. Coi trọng hơn nữa công cuộc phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến ở mọi vùng miền của đất nước. Cần đề ra những chiến lược và chính sách cụ thể cho từng tỉnh, thành phố và vùng trong việc phát huy những thế mạnh của mình về tài nguyên nhân lực, tài nguyên đất đai, tài nguyên khóang sản, tài nguyên rừng, tài nguyên sông ngòi hồ ao, tài nguyên biển, tài nguyên khí hậu và thổ nhưỡng… để sản xuất ra những mặt hàng nông nghiệp và công nghiệp có giá trị cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

G5. Phải đề ra chính sách mới tập trung qũy đất đai để tiến lên nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn nhằm tạo hiệu quả cao hơn trong sản xuất và chế biến nông lâm thủy hải sản.

G6.1. Tăng cường công tác thăm dò và khai thác trên quy mô lớn các mỏ khóang sản cần thiết cho công nghiệp;

G6.2. Hạn chế việc dùng dầu khí làm nhiên liệu, tăng cường việc ứng dụng công nghệ hóa học vào chế biến dầu khí thành các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất.

G6.3.Có kế họach sử dụng dòng chảy của các con sông làm đường giao thông phục vụ cho nhu cầu vận tải và du lịch.

G7.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, các hình thức thi cử và có biện pháp quản lý thống nhất việc cấp văn bằng và chứng chỉ trên tòan quốc để tránh nạn bằng giả.

G7.2. Chương trình cải cách giáo dục hiện nay đã có nhiều bước tiến nhưng vẫn cần phải rà soát lại để bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường cho học sinh bậc THCS và PTTH.

G8. Phải xây dựng lại Hệ thống Quản lý Nhà nước theo phương châm “gọn nhẹ, tích cực và hiệu qủa” để giải phóng một lượng lớn lực lượng lao động chất xám ra phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

G9. Cải cách chế độ lương cho công chức và cán bộ quản lý doanh nghiệp theo phương châm: “Làm theo năng lực, hưởng theo giá trị lao động”. Phải có chương trình cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước để gia tăng hiệu quả hoạt động, công khai hóa tình hình tài chính doanh nghiệp để phòng chống tham nhũng.